Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu tiếp xúc với thức ăn. Cháo gà cho bé là món ưu tiên số 1 của các mẹ bởi dễ ăn, dễ làm và giàu dinh dưỡng lại phù hợp với bao tử bé. Cháo rất dễ kết hợp với các loại rau củ quả, bổ sung dinh dưỡng và nhiều loại chất bổ phù hợp với thời điểm phát triển này.
Cháo gà cho bé ăn dặm rất giàu dinh dưỡng
Chúng tôi tin rằng khi bạn đã đọc bài viết này, tức là mẹ đã am hiểu và đã biết cách nấu cháo gà cho bé. Chúng ta sẽ bỏ qua các bước chọn nguyên liệu và nấu. Hãy cùng điểm mặt một số lưu ý nhất định không được bỏ qua:
- Thịt gà giàu đạm, sắt, protein, vitamin A. Tuy nhiên không phải chỗ nào cũng vậy. Phần được ưa dùng nhất là đùi, bắp đùi nhiều calo, chất béo hơn.
- Loại bỏ phần xương và da
- Nếu chọn ức gà tức là mẹ đang ưu tiên phần nhiều protein nhất. Mẹ nên cân đối con phù hợp và cần gì hơn từng thời điểm
- Tất nhiên là phải xay nhuyễn cho bé
- Rau củ nấu cùng mỗi loại bổ sung một dưỡng chất khác nhau, vitamin C là chủ chốt. Ở mục bên dưới chúng ta sẽ đi vào chi tiết
- Bé dưới 12 tháng tuổi không nêm gia vị mắm muối. Thận của con lúc này chưa đủ khỏe để thanh lọc khối lượng lớn chất thải. Bên trong thịt và củ quả có sẵn 1 lượng muối và đường ở dạng hợp chất đủ cho bé phát triển rồi nhé.
- Nấu vừa đủ để bé ăn, tốt nhất là không để tủ lạnh ăn lại. Tránh mọi nguy cơ không cần thiết.
Các loại rau củ nên dùng nấu cháo gà cho bé
Danh sách trước: Bí đỏ, hạt sen, khoai lang, phô mai, cà rốt, bông cải xanh & súp lơ, đỗ xanh, rau ngót & rau dền. Còn đây là chi tiết khác biệt từng loại:
Thanh lọc, giải độc: Cháo thịt gà rau ngót
Phát triển chiều cao, thúc đẩy trao đổi chất: Cháo thịt gà bông cải xanh
Vitamin A tăng cường miễn dịch, sáng mắt: Cháo thịt gà cà rốt
Phát triển tiêu hóa, sức khỏe tim mạch: Cháo gà hạt sen
Bổ sung can xi: Cháo gà phô mai
Tăng cân chóng mặt: Cháo gà bí đỏ
Tăng đề kháng, bổ sung vi lượng sắt và canxi: Súp lơ xanh
Công thức chung nấu cháo gà cho bé
- Đối với tất cả rau củ quả: Rửa sạch, luộc chín xay nhuyễn.
- Đối với gạo đều phải ngâm rửa sạch, nấu chín đến khi cháo nhừ
- Thịt gà: Băm nhỏ hoặc xay
Nấu cháo gà cho bé có thể dùng nước xáo gà nhưng bạn hãy chắc chắn rằng nước xáo gà không có váng bẩn. Nếu bé có dấu hiệu đi ngoài lập tức dừng lại ngay.
Bé ăn ở nhiệt độ ấm. Rất nhiều mẹ mắc sai lầm là nếm thử thấy nóng nhưng mình chịu được còn bé thì chưa chịu được, do đó gây ra hiện tượng con ngán lần sau không muốn ăn vì sợ nóng. Lúc này bé chưa biết nói nên chưa thể nói được với mẹ nhé.
Nên cho bé ăn cháo vào lúc nào và mật độ ra sao
Khi bé ăn dặm, nguồn bổ sung dinh dưỡng chính vẫn là sữa. Ăn dặm là giai đoạn để bé tập quen với thức ăn thô. Bước đệm này lý thuyết mà nói thì rất quan trọng, nhưng các mẹ đã có kinh nghiệm rồi sẽ thấy nó không khó. Thứ có tính quyết định là loại thức ăn mẹ dùng cho bé và mật độ.
- Ăn dặm đúng độ tuổi: Theo WHO là 6 tháng tuổi và 7.3kg trở lên
- Ăn cháo quá sớm có thể gây rối loạn tiêu hóa, bé bỏ bú sữa mẹ
- Ăn muộn gây suy dinh dưỡng, khó tiếp nhận thức ăn thô
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn
- Không để bé ăn kéo dài thời gian quá lâu
Về mật độ bữa ăn/ngày có khá nhiều phương pháp và phụ thuộc vào độ tuổi nữa.
Độ tuổi | Lượng kcal/ngày |
6-8 tháng tuổi | Khoảng 600 kcal |
9-11 tháng tuổi | Khoảng 700 kcal |
12-24 tháng tuổi | Khoảng 900 kcal |
Từ 6 tháng đến 12 tháng tốt nhất mẹ nên cho ăn xen kẽ tăng dần từ 1 bữa đến khi 12 tháng là 3 bữa/ngày.
Để bé không thấy chán món cháo, mẹ nên biến tấu nhiều cách nấu
Mẹ tham khảo lịch trình dưới đây và danh sách các biến tấu rau củ bên trên để đa dạng hóa bữa ăn cho bé nhé:
- Bữa sáng: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt/cá.
- Bữa phụ: Phô-mai/nước ép trái cây/sữa chua.
- Bữa trưa: Bột ăn dặm hoặc cháo rau củ.
- Bữa phụ: Hoa quả nghiền/rau củ nghiền/nước ép trái cây.
- Bữa tối: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt cá kết hợp rau củ.
Tham khảo cho mẹ: Cháo gà tần và món ngon từ bí đỏ